Những câu hỏi về bệnh xương khớp hay gặp nhất

Bệnh xương khớp luôn là một chủ đề sức khỏe được nhiều người quan tâm. Với nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong hệ vận động của cơ thể người, xương và các khớp xương đóng vai trò nâng đỡ và điều khiển mọi hoạt động. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn những giải đáp về các câu hỏi liên quan đến vấn đề xương khớp. Cùng theo dõi nhé

Những câu hỏi thường gặp về bênh xương khớp

Nguyên nhân gây ra bệnh xương khớp là gì?

Những câu hỏi thường gặp về bênh xương khớp

Bệnh xương khớp xảy ra do một số nguyên nhân cơ bản như sau:

  • Do quá trình lão hóa khiến sụn khớp bị mài mòn khiến khớp bị thoái hóa hoặc loãng xương.
  • Do chấn thương do gặp tai nạn, các áp lực do làm việc nặng hoặc bê vác nặng khiến xương khớp bị tổn thương.
  • Ít vận động khiến cho sụn khớp bị suy yếu, giảm linh hoạt, các cơ mất sức.
  • Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về xương khớp như viêm khớp dạng thấp hay bệnh gout,…
  • Chế độ ăn uống không khoa học, lành mạnh khiến cho sụn khớp bị thiếu hoặc thừa dưỡng chất.
  • Nội tiết tố thay đổi ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh khiến cho xương khớp cũng dễ gặp vấn đề.
  • Rối loạn của hệ miễn dịch cũng dẫn đến các bệnh tự miễn tác động đến sức khỏe của xương khớp.

Những triệu chứng báo hiệu xương khớp gặp vấn đề là gì?

Những câu hỏi thường gặp về bênh xương khớp

Để phát hiện được bệnh xương khớp kịp thời thì bạn hãy lưu ý một số triệu chứng sau để nắm bắt và thăm khám nhé:

  • Đau khớp: đau khớp là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh xương khớp. Các cơn đau âm ỉ và đau hơn khi hoạt động, kéo dài từng cơn từ 1-2 tuần mỗi đợt. Khi ấn vào vùng khớp cũng sẽ có cảm giác đau.
  • Đau lan: Đau lan là một biểu hiện của bệnh xương khớp khi bạn bị các bệnh như thoát vị đĩa đệm sẽ lan ra các khu vực như vai, cánh tay, chân, mông,…
  • Tê, cứng khớp: Việc tê bì cứng khớp sẽ diễn ra khi người bệnh bị chèn các dây thần kinh ở quanh khớp khiến các hoạt động giảm sự linh hoạt và khó vận động hơn vào buổi sáng sớm hoặc sau khi ngồi cố định trong thời gian dài.
  • Sưng khớp: Tình trạng sưng khớp, nóng đỏ ở vùng khớp sẽ  xảy ra khi bạn bị viêm, nhiễm trùng khớp hoặc bị mắc bệnh gout.
  • Biến dạng khớp: Khi sụn khớp bị mài mòn thì sẽ khiến cho xương và khớp ở dưới dễ bị biến dạng có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
  • Khớp có các khối uSự xuất hiện của các khối u này chính là các túi dịch hay gai xương.

Phải làm gì để giảm đau đớn khi bị thoái hóa khớp gối?

Những câu hỏi thường gặp về bênh xương khớp

Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý về xương khớp thường gặp trong độ tuổi trung niên gây ra cảm giác đau nhức và tê buốt ở đầu gối khiến cho khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế. Ngoài việc tích cực điều trị thì bạn cần ghi nhớ những cách như sau để làm giảm bớt đau đớn trong quá trình sinh hoạt:

  • Nghỉ ngơi điều độ: Khi các khớp biểu hiện sự đau nhức thì hãy ngưng ngay các việc đang làm và nghỉ ngơi để bảo vệ cho sức khỏe của khớp gối của mình.
  • Kiểm soát cân nặng: Việc thừa cân, béo phì có thể khiến cho các biến chứng của bệnh viêm khớp trầm trọng hơn gây áp lực lên khớp gối khiến cho cơ đau trở nên trầm trọng hơn. Hãy duy trì cân nặng hợp lý nhất.
  • Vận động điều độ: Hãy tập luyện điều độ với các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng, luyện tập các tư thế đi lại, đứng ngồi phù hợp để hạn chế tổn thương thêm khớp.
  • Châm cứu: Hãy nghiên cứu thật kỹ trước khi châm cứu bởi vì không phải ai cũng phù hợp với việc châm cứu.
  • Dùng thuốc hỗ trợ xương khớp: Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc để giảm đau và hỗ trợ xương khớp.

Khớp kêu răng rắc mỗi khi vận động có nguy hiểm không?

Những câu hỏi thường gặp về bênh xương khớp

Hiện tượng khớp gối kêu lục khục, răng rắc khi vận động cũng là một tình trạng thường gặp trong đời sống. Những âm thanh này phát ra từ khớp kèm theo các triệu chứng đau, sưng thì đó là biểu hiệu của bệnh lý xương khớp như viêm, thoái hóa hoặc khô khớp.

Nguyên nhân chính khiến khớp gối phát ra âm thanh là do những tổn thương ở sụn khớp hay xương dưới sụn làm giảm tiết dịch khớp. Mức độ lão hóa của xương sẽ gia tăng cấp độ khi tuổi càng cao. Chính vì thế bạn nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở uy tín khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng thành các bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ mang đến cho bạn được những lời giải đáp hữu ích nhất về bệnh xương khớp. Hãy chăm sóc sức khỏe xương khớp của mình và người thân bằng những hiểu biết tốt nhất về xương, khớp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo