Thoái hóa sụn khớp là một tình trạng bệnh lý xuất hiện ở hầu hết những người lớn tuổi. Đồng thời, những người trẻ bị chấn thương sụn khớp do tai nạn hoặc các chấn thương trong hoạt động thể thao cũng chiếm số lượng không hề nhỏ. Những người gặp tình trạng về sụn khớp đều luôn thắc mắc rằng liệu phần sụn khớp bị mất đi do thoái hóa hay chấn thương có khả năng được tái tạo lại hay không và chúng được tái tạo lại bằng cách nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu được rõ hơn về vấn đề này.
Sụn khớp là gì?
Sụn được định nghĩa là thành phần để cấu tạo nên xương và là một loại mô liên kết trơn quan trọng. Sụn có độ đàn hồi, có tính linh hoạt khi vừa cứng chắc vừa có sự mềm dẻo.
Thành phần chính của sụn là tế bào sụn và chất căn bản sụn.
- Tế bào sụn: Chỉ chiếm< 10% trọng lượng của mô sụn mang vai trò sản xuất chất căn bản sụn.
- Chất căn bản: Bao gồm collagen và proteoglycan có khả năng chịu được sức nặng và áp lực giúp sụn khớp thực hiện được chức năng chính của nó.
Sụn khớp đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự vận động của các khớp xương. Sụn nằm tiếp giáp với hai xương nên nó cũng là một lớp đệm để giảm đi sự ma sát trực tiếp giữa hai đầu xương với nhau khi con người vận động.
Cấu trúc của sụn khớp không chứa các dây thần kinh để làm nhiệm vụ chi phối trực tiếp. Đồng thời chúng cũng không nhận được sự tiếp sức từ các mạch máu. Sụn khớp nhận dinh dưỡng nhờ quá trình thẩm thấu qua những cấu trúc khác trong hệ thống xương khớp như dịch khớp, màng hoạt dịch hay xương dưới sụn.
Những nguyên nhân khiến sụn khớp bị mất là gì?
Sụn khớp là một bộ phận dễ bị hao mòn, thoái hóa theo tuổi tác và thời gian nên khó có thể nhận thấy được những dấu hiệu rõ ràng để đề phòng. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng mất sụn khớp:
Lão hóa
Sụn khớp cũng chịu tác động của thời gian và sự lão hóa của tự nhiên mà hao mòn và thoái hóa. Nó tác động khiến sụn kém đàn hồi, mỏng dần và có thể xơ cứng.
Sụn khớp bị tổn thương
Sau các tai nạn té ngã, va cạm giao thông, chấn thương thể thao, sinh hoạt khiến cho sụn bị tổn thương. Việc chấn thương này sẽ khiến cho sụn có khả năng bị yếu đi, giảm chức năng và đàn hồi.
Thừa cân
Đối với những người thừa cân, béo phì thì các sụn khớp sẽ phải chịu một áp lực lớn hơn so với những người có cân nặng vừa phải. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ khiến cho sụn khớp bị thoái hóa.
Nghề nghiệp
Nếu bạn là một người làm việc văn phòng, ít vận động, thường xuyên ngồi một chỗ thì khả năng tiết dịch khớp sẽ bị giảm khiến cho quá trình lưu thông máu và các chất dinh dưỡng bị cản trở khiến cho chức năng của sụn khớp cũng bị suy giảm. Đồng thời làm tăng nguy cơ bị hao mòn sụn.
Còn nếu bạn làm công việc nặng nhọc, các sụn khớp sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn dẫn đến nguy cơ chấn thương và hao mòn. Đặc biệt là các vị trí như khớp gối và mắt cá chân.
Bệnh lý
Sụn khớp của bạn sẽ bị ảnh hưởng nếu gặp tình trạng bệnh lý như:
- Bệnh lý về máu;
- Bệnh về khớp;
- Thoát vị đĩa đệm;
- Viêm xương khớp;
- Thoái hóa khớp;
- Rối loạn chuyển hóa;
- Mất cân bằng nội tiết;
- Loạn sản xương sụn;
- U sụn màng hoạt dịch.
Sụn khớp có tái tạo được không?
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực sụn khớp, sụn có khả năng tái tạo lại sai khi bị tổn thương. Tuy nhiên, việc tái tạo này chỉ diễn ra ở một phần nhỏ ở sụn và cần có sự can thiệp ngoại khoa. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào tình trạng tổn thương, bệnh lý và độ tuổi của người bệnh.
khi sụn khớp bị tổn thương, chúng vẫn có thể tái tạo được. Tuy nhiên, quá trình tái tạo này chỉ diễn ra ở một phần nhỏ của sụn và cần phải can thiệp của ngoại khoa. Bên cạnh đó, khả năng tái tạo của sụn khớp còn phụ thuộc vào tình trạng sụn bị tổn thương, các bệnh lý đi kèm và độ tuổi hiện tại của bệnh nhân.
Bên cạnh sự tác động của ngoại khoa thì người bệnh cần được bổ sung thêm glucosamine, collagen và nước để thúc đẩy thêm cho quá trình chữa lành sụn.
Trường hợp sụn khớp bị thoái hóa thì sụn chỉ được tái tạo một phần nên việc thoái hóa vẫn diễn ra khiến ra mà không thể dứt điểm. Việc điều trì chỉ nhằm hạn chế triệu chứng, làm chậm lão hóa sụn, giúp việc vận động dễ dàng hơn.
Phương pháp tái tạo sụn khớp như thế nào?
Bổ sung dinh dưỡng tái tạo sụn từ thực phẩm
Các thành phần dinh dưỡng có trong những bữa ăn hàng ngày sẽ giúp chống lại sự lão hóa, nuôi dưỡng sụn. Cụ thể:
- Canxi: Các thực phẩm giàu canxi như hải sản có vỏ, sữa, đậu phụ,…
- Vitamin D: Dầu gan cá, cá, trứng cá, nấm, sữa chua, sữa,…
- Vitamin C: Bông cải xanh, dâu tây, bưởi, kiwi,…
- Omega-3: Hạnh nhân, dầu gan cá, cá hồi, cá thu, cá trích,…
- Curcumin: Đây là thành phần có trong củ nghệ, giúp duy trì chức năng của sụn.
Xem thêm: Một số phương pháp giảm đau khớp hiệu quả tại nhà
Ghép sụn khớp
Ghép sụn khớp là phương pháp được áp dụng cho các bệnh nhân bị tổn thương sụn khớp không quá nặng và các mô xung quanh khỏe mạnh.
Có hai loại ghép sụn khớp là:
- Ghép tạo hình: Dùng sụn để ghép vào vị trí cần thay.
- Ghép tế bào sụn: Bơm những tế bào sụn khỏe mạnh được nuôi cấy vào vị trí sụn bị tổn thương sau đó dùng màng xương mỏng bảo vệ.
Dùng thuốc tái tạo sụn khớp
Thuốc tái tạo sụn khớp là một phương pháp được sử dụng để cung cấp các chất dinh dưỡng cho xương và sụn hiểu quả. Giảm các tình trạng đau nhức xương, khớp với các thành phần chính như: Glucosamine sulfate, chondroitin sulfate, vitamin D, vitamin A, canxi.
Tìm hiểu thêm: Joint Complex – Tái tạo sụn khớp, hỗ trợ giảm viêm sưng đau khớp
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân gây nên tình trạng mất sụn khớp và cách để tái tạo lại bộ phận này. Tuy sụn khớp có thể tái tạo được nhưng để đảm bảo cho sức khỏe của mình được dẻo dai, bền bỉ, bạn nên có những biện pháp bảo vệ sụn khớp của mình như ăn uống khoa học, nhiều dinh dưỡng, tập thể dục điều độ và giữ cân nặng hợp lý nhé!