Với những người cao tuổi, những thay đổi liên quan tới tuổi tác như chuyển hóa các chất trong cơ thể, sự thiếu hụt của những vi chất quan trọng đặc biệt là chế độ ăn uống, tập luyện khiến cho tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường – đái tháo đường có xu hướng cao hơn nhiều so với lứa tuổi thanh niên. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu cho thấy ít nhất một nửa số người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường thậm chí không biết họ mắc bệnh và không điều trị gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Sau đây, KLS sẽ giúp các bạn tìm hiểu về cách giảm bệnh tiểu đường và tránh được những biến chứng tiểu đường ở người cao tuổi!
Những nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường ở người cao tuổi trở nên nguy hiểm
Đối với người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường, đôi khi, các triệu chứng có thể không rõ ràng vì vậy khiến nhiều người có thái độ chủ quan, không điều trị bệnh kịp thời:
- Các triệu chứng hay gặp của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như đi tiểu nhiều lần và cảm thấy khát nước, thường không rõ ràng ở người cao tuổi như ở những người trẻ tuổi vì vậy thường khó nhận biết hơn.
- Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2, như cảm thấy mệt mỏi và ngủ mê, thường có thể bị nhầm lẫn là quá trình lão hóa thông thường của tuổi tác. Do đó, người già mắc bệnh tiểu đường có thể sẽ không có triệu chứng rõ ràng và không được chẩn đoán cho đến khi xuất hiện những tổn thương rõ rệt của bệnh.
- Nhiều người già cũng có các bệnh lý nền khác kèm với bệnh tiểu đường khiến bệnh khó điều trị và dễ biến chứng hơn. Ví dụ, người già thường hay bị huyết áp cao hoặc rối loạn lipid trong máu góp phần làm tăng tốc độ tiến triển của các biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như các vấn đề về thận hay các vấn đề về mắt. Những người mắc bệnh tiểu đường có lượng đường huyết cao cũng dễ bị nhiễm trùng hơn những người có lượng đường trong máu bình thường.
- Một số loại thuốc, thảo dược và thuốc bổ khi sử dụng không đúng cách cũng có thể có ảnh hưởng đến mức đường huyết của bạn, vì vậy hãy đảm bảo cho bác sĩ của bạn biết về tình trạng tiểu đường để họ có thể đề nghị phương pháp điều trị phù hợp cho từng đối tượng.
- Bệnh nhân lớn tuổi thường có trở ngại về tâm lý trong việc điều trị bệnh tiểu đường khiến bệnh nặng hơn.
- Người cao tuổi thường có sức khỏe kém hơn, đề kháng kém hơn và dễ mắc bệnh hơn khiến các biến chứng của bệnh tiểu đường trở nên nguy hiểm hơn.
- Việc tập thể dục và điều chỉnh chế độ ăn uống của người già cũng có nhiều khó khăn hơn so với những người tuổi trẻ.
Biến chứng tiểu đường nguy hiểm ở những người cao tuổi
Nếu tình trạng đái tháo đường ở người già không được kiểm soát, được điều trị thì sự tích tụ glucose trong máu có thể gây ra tổn thương cho nhiều cơ quan chính trong cơ thể, đặc biệt là tổn thương thận; tổn thương động mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim; gây ra nhiều tổn thương mắt, dẫn đến giảm thị lực, mù lòa; ảnh hưởng, rối loạn cương dương (bất lực) ở nam giới; hơn nữa còn tổn thương thần kinh, có thể dẫn đến chấn thương và nhiễm trùng vết thương không thể lành.
Việc điều trị các biến chứng do bệnh tiểu đường ở người già gặp nhiều khó khăn hơn nhưng bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường trong máu và giúp giảm thiểu tác động của bệnh tiểu đường nếu có chế độ ăn uống, điều trị và sử dụng thuốc phù hợp.
Điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi thế nào thì hiệu quả?
Với người già mắc tiểu đường, việc kiểm soát lượng đường trong máu có thể được thực hiện bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục đều đặn. Một số bệnh nhân được bác sĩ kê đơn uống thuốc tiểu đường hoặc tiêm insulin cùng với các thuốc hỗ trợ để kiểm soát các tình trạng khác như huyết áp cao, cholesterol cao. Một số bệnh nhân cần thực hiện đồng thời cả hai biện pháp điều trị trên là thay đổi lối sống và uống thuốc để có thể có kết quả tốt hơn.
Bên cạnh đó, người già mắc tiểu đường cần thường xuyên đi khám với bác sĩ chuyên khoa để theo dõi bệnh của mình một cách cụ thể:
- Xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra xem mức độ mắc bệnh tiểu đường có được kiểm soát hay không, chỉ số ra sao;
- Kiểm tra mắt thường xuyên để theo dõi biến chứng về mắt do bệnh tiểu đường
- Theo dõi cân nặng và giúp bạn giảm cân khi cần thiết
- Đo huyết áp thường xuyên và đưa ra phương pháp điều trị cho huyết áp cao là căn bệnh thường gặp ở người già.
- Kiểm tra sức khỏe của bàn chân xem có dấu hiệu loét hay nhiễm trùng bàn chân, tay nào không để xử lý kịp thời.
- Tiến hành xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra các vấn đề về thận (bệnh thận đái tháo đường);
- Kê toa thuốc hạ đường huyết đường uống (hoặc tiêm insulin) nhằm điều trị bệnh hiệu quả
- Nhận sự tư vấn sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường phù hợp.
Các biện pháp ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường ở người già hiệu quả nhất
- Quản lý huyết áp của mình bằng cách kiểm tra huyết áp thường xuyên.
- Quản lý chỉ số cholesterol bằng cách xét nghiệm máu để kiểm tra mức cholesterol và chất béo. Mức cao có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch.
- Kiểm tra mắt hàng năm để phát hiện và điều trị, xử lý các vấn đề về mắt sớm có thể giữ cho đôi mắt của bạn khỏe mạnh.
- Kiểm tra chức năng thận định kỳ để theo dõi các biến chứng về thận
- Chăm sóc cho răng và nướu để tránh viêm nhiễm, chảy máu chân răng.
- Tránh gây ra những vết thương cho chân và tay vì bệnh sẽ khó lành và có thể gây nhiễm trùng.
- Chế độ ăn uống ít đường, nhiều rau xanh, hạn chế dầu mỡ
- Tập thể dục đều đặn
- Sử dụng những sản phẩm hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường được các chuyên gia khuyên dùng.
- Có thể sử dụng các sản phẩm đông y như dây thìa canh, mướp đắng hoặc các vi chất có lợi như Chrom giúp giảm bớt biến chứng bệnh tiểu đường.
- Để bổ sung Chrom, các bạn có thể tham khảo sản phẩm Chromium pro 200 – sản phẩm hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng tiểu được nhập khẩu từ Hoa Kỳ chất lượng chuẩn quốc tế – an toàn cho người già.