Gan là cơ quan nội tạng quan trọng và lớn nhất của cơ thể, tham gia vào hơn 500 chức năng khác nhau bao gồm cả tiêu hóa, chuyển hóa chất, lưu trữ chất dinh dưỡng và loại bỏ các độc tố có hại… Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể gây ra các bệnh về gan nhưng thường không được chú ý tới trong cuộc sống hàng ngày.
Gan suy yếu bởi những “sát thủ” âm thầm sau
Sau đây, KLS sẽ chia sẻ cho bạn những yếu tố tưởng chừng đơn giản nhưng lại gây ra nhiều tác động tiêu cực tới gan, cần phải được chú ý ngay từ bây giờ:
-
Rượu
Rượu là loại đồ uống rất có hại cho gan. Khi uống rượu, gan phải ngừng các chức năng khác và tập trung chủ yếu vào việc chuyển hóa rượu thành một dạng ít độc hại hơn. Sự hấp thụ rượu ở trong gan có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan.
-
Béo phì
Những người béo phì có một lượng dư thừa mỡ trong cơ thể có xu hướng tích tụ =mỡ xung quanh gan, có thể gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Béo phì cũng có liên quan đến bệnh xơ gan và suy gan.
-
Bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan lên tới 50%. Những người bị đái tháo đường do cơ thể kháng insulin có hàm lượng insulin trong máu cao, có thể gây tăng mỡ ở bụng. Điều này làm cho gan dễ lưu trữ chất béo, từ đó gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
-
Tiêu thụ lượng muối cao
Ăn các thực phẩm chứa nhiều muối không chỉ làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao mà còn gây bệnh gan nhiễm mỡ bởi nó làm gan bị trữ nước và bị sưng. Cắt giảm các loại thực phẩm chế biến sẵn là một trong nhiều cách hiệu quả để giảm lượng muối tiêu thụ hàng ngày của bạn.
-
Hút thuốc
Khói thuốc lá không ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan, nhưng các hóa chất độc hại trong khói thuốc lá làm tăng sự mất cân bằng oxy hóa, có thể gây ra các tổn hại cho các tế bào gan dễ dẫn tới các bệnh nguy hiểm.
-
Sử dụng quá nhiều loại thuốc
Sử dụng quá nhiều loại thuốc khác nhau mà không theo đơn thuốc của bác sĩ có thể gây ra các phản ứng, tác dụng phụ làm tổn thương gan. Một số loại thuốc bạn cần cẩn trọng bao gồm thuốc chống trầm cảm, ổn định tâm trạng, hay như các loại điều trị viêm và thuốc giảm đau dễ để lại lắng cặn trong gan.
-
Hóa trị
Những người đang trải qua hóa trị để điều trị bệnh ung thư cũng có nguy cơ bị tổn thương gan do các tác dụng phụ của thuốc với quá trình đào thải độc tại gan.
-
Bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng
Bổ sung dư thừa các chất dinh dưỡng cũng có thể làm tăng sản xuất một số enzyme nhất định ở gan, gây bệnh gan, đặc biệt nếu bạn bổ sung quá nhiều vitamin A vào cơ thể.
-
Viêm gan
Viêm gan do virus A, B và C và viêm gan tự miễn dịch tấn công trực tiếp vào các tế bào gan, từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh viêm gan có thể dẫn tới bệnh xơ gan (xơ cứng và có sẹo tại các mô gan), dần dần có thể dẫn đến suy gan.
Triệu chứng bệnh suy gan cần chú ý
Triệu chứng của bệnh suy gan không có rõ ràng khi ở giai đoạn đầu chính vì vậy nhiều người thường không biết rằng gan của mình đang bị suy yếu. Bạn có thể gặp các biểu hiện như:
- Buồn nôn
- Chán ăn, thường xuyên mệt mỏi
- Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
- Giảm cân bất thường
Khi gan bị tổn thương tiến triển nặng hơn sẽ đi kèm các triệu chứng rõ ràng hơn như:
- Vàng mắt, vàng da: Đây là triệu chứng điển hình của các bệnh lý về gan. Nguyên nhân là do khi bị suy gan, chức năng gan cũng bị suy giảm dẫn tới sự tích tụ bilirubin trong máu từ đó gây nên tình trạng vàng da, vàng mắt.
- Bầm da hoặc chảy máu: Suy gan khiến gan không còn thải độc máu hiệu quả và bạn sẽ gặp phải các vấn đề về đông máu xuất hiện trên bề mặt da. Đây là nguyên nhân gây ra các vết bầm trên da, thậm chí chảy máu dưới da.
- Chướng bụng, tích tụ dịch trong bụng: Gan nằm dưới sườn phải nên nó có thể khiến bạn bị đau nhói hoặc đau âm ỉ khu vực sườn phải khi bị suy gan.
- Chân phù nề kèm theo tích tụ dịch
Khi gặp bất cứ dấu hiệu nào kể trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác nhằm đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả.