Thiếu máu não là cụm từ hay gặp do tổn thương não cấp tính do lưu lượng máu đến não bị suy giảm. Thiếu máu lên não là một trường hợp cấp cứu y tế; nếu không được điều trị, có thể dẫn tới nhồi máu não hoặc bệnh lý tại não bộ do não thiếu oxy, thiếu máu cục bộ toàn bộ. Từ đó người bệnh có thể tử vong hoặc có nguy cơ tàn tật vĩnh viễn.
Tìm hiểu về bệnh thiếu máu não
Thiếu máu não hay thiếu máu lên não là hiện tượng máu lưu thông lên não không đủ khiến cho người bệnh thường bị đau đầu, ù tai, chóng mặt,… Nếu không kịp thời chẩn đoán và điều trị, bệnh thiếu máu não có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy giảm chức năng não, chết tế bào não, mất trí nhớ, tai biến mạch máu não,…
Bộ não con người là một cơ quan hoạt động trao đổi chất cao, chiếm khoảng 25% nhu cầu trao đổi chất của một người, mặc dù não bộ chỉ chiếm 2,5% trọng lượng cơ thể của một cá nhân điển hình. Do đó, não cực kỳ nhạy cảm với sự gián đoạn của việc cung cấp lượng máu. Hoạt động duy trì lưu lượng máu não thông qua quá trình tự điều hòa mạch máu não với tốc độ ổn định khoảng 50 ml/100g mô não mỗi phút. Khi lưu lượng máu này bị tổn hại, sẽ dẫn đến thiếu máu lên não, đây chính một trong các cơ chế tổn thương não gây ra rối loạn chức năng phổ biến nhất. Mức độ tổn thương tế bào thần kinh do tưới máu não bị tổn thương phụ thuộc vào cả mức độ và thời gian não bộ giảm tưới máu.
Thiếu máu não có thể toàn bộ hoặc cục bộ. Thiếu máu lên não toàn bộ là hậu quả của quá trình bệnh toàn thân, thường gây sốc dẫn đến những căn bệnh nghiêm trọng.
Triệu chứng thiếu máu não
Các triệu chứng thiếu máu não có thể từ nhẹ cho đến nặng, kéo dài trong thời gian ngắn (từ vài giây đến vài phút). Nếu triệu chứng thiếu máu não cục bộ ngắn thì có thể tự khỏi trước khi xuất hiện nhồi máu thì được gọi là thiếu máu cục bộ thoáng qua.
Khi não bộ bị tổn thương do tình trạng thiếu máu não cục bộ gây nên, các triệu chứng có thể sẽ xuất hiện vĩnh viễn và rất khó để phục hồi:
- Suy nhược cơ thể: Ở 1 bên hoặc cả 2 bên của cơ thể người bệnh.
- Mất cảm giác hoàn toàn: Ở 1 bên hoặc cả 2 bên của cơ thể.
- Thường xuyên mất phương hướng, nhầm lẫn trong các vấn đề đơn giản trong cuộc sống.
- Thay đổi hoặc giảm thị lực tại 1 mắt hoặc là cả 2 mắt.
- Nhìn đôi: Thường xảy ra khi mắt bị lệch hoặc không hướng vào cùng một vật thể, khiến chúng ta nhìn thấy có hai hình ảnh khác nhau.
- Nói lắp bắp không rõ.
- Mất hoặc là giảm ý thức.
- Suy giảm khả năng phối hợp, giữ thăng bằng hay cầm nắm đồ vật.
Ngoài ra, đau đầu và chóng mặt hoa mắt, cơ thể mệt mỏi cũng là triệu chứng thiếu máu não thường gặp, đồng thời dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh lý phổ biến khác.
Nguyên nhân chính gây ra thiếu máu não
Có 3 nhóm nguyên nhân thiếu máu não chủ yếu mà nhiều người gặp phải bao gồm:
- Thiếu máu lên não do huyết khối: Đây là tình trạng hình thành cục máu đông ở các nhóm động mạch lớn (có thể là động mạch não giữa, động mạch đốt sống, động mạch cảnh trong,…). Việc hình thành cục máu đông này chủ yếu hình thành do hiện tượng xơ vữa động mạch gây ra.
- Thiếu máu lên não do thuyên tắc: Các cục máu đông thường được hình thành từ vị trí khác đã di chuyển đến não gây tắc mạch. Thuyên tắc có nguồn gốc từ các bệnh lý về tim mạch như: nhồi máu cơ tim, bệnh về van tim, hay bệnh rung nhĩ,…
- Thiếu máu lên não huyết động: Những bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình luân chuyển của máu như rối loạn đông máu, hạ huyết áp,…
Ngoài những nguyên nhân từ các bệnh lý nêu trên, nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu lên não cũng có thể xuất phát từ thói quen sống không lành mạnh:
- Lạm dụng thuốc lá, rượu bia, hay dùng chất kích thích,…
- Ít vận động, lười tập thể dục.
- Thường xuyên ăn uống thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo, ít chất xơ.
- Thói quen gối đầu quá cao khi ngủ cũng gây cản trở quá trình vận chuyển máu lên não.
- Căng thẳng kéo dài, làm việc thường xuyên trên máy tính.
Đối tượng dễ bị tình trạng thiếu máu não?
Triệu chứng thiếu máu não thường gặp ở đối tượng như sau:
- Người cao tuổi
- Người mắc nhiều bệnh lý mãn tính
- Người bị bệnh tim mạch
- Người bị tiểu đường,
- Người bị các bệnh liên quan tới huyết áp,…
Tuy nhiên, đối tượng bị thiếu máu não ngày càng trẻ hóa. Cụ thể, đối tượng là người trẻ là nhân viên văn phòng, phụ nữ nội trợ,… với tính chất công việc có cường độ nặng hay căng thẳng cao cũng rất dễ mắc phải chứng thiếu máu lên não. Ngoài ra, người có lối sống thụ động, sống trong điều kiện môi trường ô nhiễm, chế độ ăn uống không đa dạng thiếu lành mạnh,… cũng là đối tượng dễ mắc phải bệnh lý này.
Cách điều trị thiếu máu não
Để có thể điều trị bệnh thiếu máu não hiệu quả, người bệnh cần đến thăm khám tại cơ sở y tế sớm, ngay khi cảm thấy bản thân thường xuyên có dấu hiệu của bệnh đặc biệt là thường xuyên đau đầu mệt mỏi.
Một số loại thuốc điều trị hiện tượng thiếu máu lên não có tác dụng chủ yếu làm tăng lưu lượng máu dẫn lên não sẽ được bác sĩ tư vấn theo từng bệnh nhân. Người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ sử dụng thuốc điều trị từ bác sĩ và cần kiên trì để đạt hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị hay các loại thuốc đông y không rõ nguồn gốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ mà chỉ nên sử dụng các sản phẩm có chất lượng, đã được kiểm định và được Bộ Y Tế cấp phép.
Kết hợp với phác đồ điều trị bằng thuốc từ bác sĩ, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, tránh xa các tác nhân gây nên triệu chứng thiếu máu não để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Cách phòng ngừa thiếu máu não
Bệnh thiếu máu lên não có thể được ngăn ngừa hiệu quả, thế nên mọi người cần tuân thủ những biện pháp phòng ngừa càng sớm càng tốt.
- Tránh xa các tác nhân tiêu cực gây căng thẳng cho não bộ
- Không gối đầu quá cao khi ngủ, ngủ đủ giấc, tránh xa các thực phẩm dễ gây mất ngủ như: cà phê, trà,…
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia
- Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể: các thực phẩm giàu omega 3, giàu polyphenols, giàu nitrat,…
- Hạn chế nạp vào cơ thể thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chất bảo quản,…
- Thường xuyên tập thể dục rèn luyện sức bền cho cơ thể, người đã từng bệnh thiếu máu não cần duy trì vận động nhẹ nhàng ít nhất 30 phút/ngày với cường độ tập vừa phải để phòng ngừa bệnh tái phát.
- Duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện, xử lý những nguy cơ gây ra hiện tượng thiếu máu não tiềm ẩn.
TPBVSK GIBA MAXX là lựa chọn hàng đầu để bảo vệ não bộ
TPBVSK GIBA MAXX là sản phẩm bảo vệ sức khỏe được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt chuẩn GMP đến từ Hoa Kỳ.
TPBVSK GIBA MAXX có bảng thành phần ưu việt, hỗ trợ bảo vệ chức năng não một cách hoàn hảo bởi ngoài chứa 125mg Bacopa monnieri extract, còn có 80mg Ginkgo biloba extract và vitamin nhóm B (B1, B6, B12) hàm lượng cao, có tác dụng quan trọng trong việc chống oxy hóa, bảo vệ tế bào thần kinh, hỗ trợ đẩy lùi các hiện tượng liên quan đến tiền đình như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt; cải thiện trí nhớ, nhận thức, phòng chống suy giảm trí nhớ, đột quỵ…
Hơn thế nữa, tỷ lệ 24% Flavones Glycosides, 6% Terpenes của Ginkgo Biloba có trong TPBVSK GIBA MAXX được đánh giá là tỷ lệ vàng bởi theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ thì phải đảm bảo đồng thời cả hai yếu tố hàm lượng và mức chiết suất như trên thì sản phẩm mới được coi là có công dụng trong việc hỗ trợ, điều trị các vấn đề về tuần hoàn máu.
Với sự kết hợp giữa các thành phần 100% tự nhiên, TPBVSK GIBA MAXX bổ sung dưỡng chất tuyệt vời cho hệ thần kinh và não bộ và mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cải thiện tình trạng lão hóa, suy giảm chức năng của não bộ:
GIBA MAXX mang nhiều ưu thế với việc hỗ trợ giảm các triệu chứng:
– Giảm thiểu các hội chứng đau đầu, đau mỏi vai gáy, chóng mặt, mệt mỏi
– Tăng cường chức năng não bộ, cải thiện trí nhớ, giúp tăng khả năng tập trung, cải thiện tinh thần
– Tăng cường tuần hoàn máu não, từ đó giúp giảm tỷ lệ tai biến có thể xảy ra.
– Giảm căng thẳng, tạo được sự hưng phấn cho hệ thần kinh
– Chống oxy hóa mạnh, giúp trung hòa các gốc tự do, từ đó bảo vệ màng tế bào não
– Tăng tuần hoàn hệ thần kinh ngoại biên, cải thiện được các triệu chứng đau nhức vai gáy, tê nhức chân tay
– Sử dụng sớm giúp hạn chế mắc bệnh Alzheimer (Bệnh teo não) ở người cao tuổi.
GIBA MAXX phù hợp với nhiều đối tượng
– Người suy giảm trí nhớ, bị thiểu năng tuần hoàn não.
– Người hoạt động trí óc thường xuyên, căng thẳng, hay quên, và kém tập trung.
– Người mắc hội chứng tiền đình gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, bị mất ngủ, mất thăng bằng.
Cách chăm sóc bệnh nhân bị thiếu máu não
Triệu chứng thiếu máu não khi chưa tiến triển đến cấp độ nặng cũng sẽ biểu hiện bằng: những cơn đầu, buồn nôn, tê bì chân tay hay vùng mặt,… thường sẽ thoáng qua. Đa phần những triệu chứng của bệnh thiếu máu não cũng sẽ tự mất sau 10 đến 20 phút, người thân cần tìm hiểu những biện pháp xử lý để người bệnh không rơi vào trạng thái nguy hiểm do bệnh gây ra.
Khi xuất hiện các triệu chứng trên, mọi người có thể đặt người bệnh nằm trên mặt phẳng thông thoáng, đầu thấp, nới lỏng quần áo trên cơ thể để máu có thể lưu thông đến não tốt hơn. Ngay sau đó hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám và điều trị sớm nhất.
Ngoài ra, người thân cần theo sát chế độ sinh hoạt, ăn uống và hỗ trợ người bệnh thiếu máu não tránh xa các tác nhân dễ đến đột quỵ phổ biến hiện nay như: tắm đêm, thức khuya, stress,…