Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý thường gặp ở các mẹ bầu và có khả năng tác động đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về những biểu hiện của bệnh lý này và dấu hiệu để nhận biết bệnh. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường thai kỳ để có sự chủ động trong sức khỏe của mình nhé!
Bệnh lý tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý thường gặp khi mẹ bầu bị rối loạn chuyển hóa insulin và thường xuất hiện từ tháng thứ 6 của thai kỳ (tuần thứ 24). Theo thống kê y khoa thì có khoản 30% phụ nữ mang thai gặp phải bệnh lý tiểu đường thai kỳ.
Nguyên nhân của tiểu đường thai kỳ là do sự rối loại trong hormone khi người mẹ mang thai làm cho chu trình chuyển hóa đường của insulin bị rối loạn. Để có đủ năng lượng cung cấp cho thai nhi thì cơ thể của mẹ sẽ tự kháng insulin ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, từ tháng thứ 4 của thai kỳ thì nhu cầu năng lượng của em bé cũng tăng cao hơn khiến cho tình trạng này diễn ra quá mức. Đăch biệt là với những thai phụ sử dụng nhiều đồ ăn, đồ uống ngọt thì tình trạng này lại còn nghiêm trọng hơn. Lúc này, lượng đường trong máu của mẹ sẽ tăng cao vượt quá ngưỡng cho phép và gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
Các chỉ số tiểu đường thai kỳ
Một mẹ bầu khi gặp phải bệnh lý tiểu đường thai kỳ sẽ thể hiện trên chỉ số như sau:
- Glucose trong máu lúc đói > 92mg/dl
- Đường trong máu 1 giờ sau ăn > 180 mg/dl
- Glucose trong máu 2 giờ sau ăn > 150 mg/dl.
5 dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiểu đường thai kỳ
Bệnh lý của tiểu đường thai kỳ thường tiến triển thầm lặng với những triệu chứng gần giống với ốm nghén nên mẹ bầu thường ít để ý và chủ quan. Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản để nhận biết bệnh tiểu đường thai kỳ mà các mẹ bầu nên biết.
Dấu hiệu 1: Hay khát nước
Những mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cũng sẽ có dấu hiệu giống những bệnh nhân tiểu đường khác là hay khát nước, đặc biệt là vào buổi tối. Nguyên nhân của dấu hiệu này là do lượng đường trong máu quá cao khiến cho các tế bào phải phân tách nước để làm cho máu loãng, giảm tình trạng dư thừa đường quá mức. Quá trình này sẽ khiến cho các tế bào bị khát nước, người bệnh cần phải uống nhiều nước hơn để bù vào lượng nước đang thiếu.
Ngoài ra, các mẹ bầu cũng thường cảm thấy buồn tiểu với tần suất liên tục và lượng nước tiểu nhiều hơn so với bình thường. Nếu để ý sẽ thấy kiến kéo đến sau khi đi vệ sinh do nước hòa tan đường trong máu.
Dấu hiệu 2: Các vết thương lâu lành lại
Những người bị bệnh tiểu đường trong đó có các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ có một hệ miễn dịch bị suy giảm bởi bạch cầu bị suy giảm chức năng do đường huyết tăng cao. Khả năng tuần hoàn máu cũng bị hạn chế. Vết thương không có sự hoạt động mạnh mẽ của bạch cầu để tạo ra kháng thể sẽ lâu lành, đồng thời chứng xơ vữa động mạch cũng là một nguy cơ đối với người bệnh.
Dấu hiệu 3: Thị lực giảm
Khi lượng đường trong máu tăng lên bất thường sẽ làm cho thủy tinh thể của mắt bị sưng. Lâu dần, các mẹ bầu sẽ cảm thấy mờ mắt và tầm nhìn bị hạn chế. Tuy nhiên, dấu hiệu mờ mắt sẽ không xảy ra thường xuyên và kéo dài trong thời gian ngắn.
Dấu hiệu 4: Mệt mỏi
Ngoài sự mệt mỏi trong thai kỳ mang lại thì những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ lại phải đối mặt với sự mệt mỏi gia tăng và kéo dài hơn. Nguyên nhân là do tế bào cơ không được cung cấp đủ lượng đường, lại phải làm nhiệm vụ tách nước để hòa tan đường trong máu khiến cho chúng không có đủ năng lượng. Đây là lý do khiến cho mẹ bầu bị bệnh lý tiểu đường thai kỳ luôn trong tình trạng cảm thấy buồn ngủ, chân tay rã rời.
Dấu hiệu 5: Bị viêm nhiễm vùng kín
Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ vấn đề suy giảm của hệ miễn dịch khiến cho những vi khuẩn, nấm gây hại xâm nhập, gây bệnh.
Những lưu ý sau khi bị tiểu đường thai kỳ
Theo nghiên cứu, những phụ nữ đã từng có tiền sử đái tháo đường thai kỳ sẽ có nhiều nguy cơ bị đái tháo đường tuýp 2 trong đời. Chính vì vậy, sau khi sinh con từ 4 đến 12 tuần thì nên đi khám để tầm soát sớm bệnh đái tháo đường bằng xét nghiệm.
Nếu các chỉ số đường huyết bình thường thì sau đó nên kiểm tra ít nhất 1 lần/ năm để phát hiện kịp thời bênh lý.
Sau khi sinh, chị em cũng cần tiếp tục duy trì thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh, tích cực tập luyện thể thao để giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 cũng như những hội chứng chuyển hóa khác.
Cách phòng chống bệnh tiểu đường thai kỳ
Các biện pháp để hạn chế nguy cơ đái tháo đường thai kỳ là:
– Giữ cân nặng vừa phải, không để bị thừa cân hay béo phì.hợp lý, cần giảm cân nếu bị thừa cân béo phì.
– Tập thể dục, vận động thường xuyên, điều độ.
– Chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh.
– Đi khám sức khỏe đều để tầm soát được những nguy cơ có thể dẫn đến bệnh lý đái tháo đường.
Tiểu đường thai kỳ là một trong những yếu tố nguy cơ có thể gây ra các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như: tiền sản giật, sản giật,… gây ảnh hưởng không nhỏ tới cả mẹ và bé. Chính vì thế, mẹ bầu cần phải chú ý theo dõi, phát hiện sớm bệnh để có phác đồ hỗ trợ điều trị kịp thời nhé!
Xem thêm: